Định nghĩa, phân tích và đánh giá độ khó từ khóa SEO
Posted by Master SEO on 5:02 PM with No comments
Theo thống kê gần đây nhất của Trung tâm Internet (VNNIC) Việt Nam hiện có hơn 31 triệu người dùng Internet. Trong đó 75% số người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm để tim kiếm thông tin, còn đặc biệt hơn Google.com và Google.com.vn được người dùng sử dụng nhiều nhất (khoảng 95%). Do vậy, việc website của bạn xuất hiện trên trang 1 trong kết quả tìm kiếm của Google sẽ rất quan trọng, bởi nó giống như bạn đứng trước mặt khách hàng, khi họ đang có nhu cầu mua. Không lan man nữa, chúng ta sẽ đi vào chủ đề chính của bài viết: “Từ khóa và cách lựa chọn từ khóa”.
Từ khóa là gì?
Từ khóa (keyword) là từ hoặc cụm từ mà người dùng sử dụng để nhập vào thanh tìm kiếm. Các cỗ máy tìm kiếm sẽ căn cứ vào từ khóa mà người dùng tìm kiếm để xử lý tính toán và trả về cho người dùng những thông tin hữu ích nhất với từ mà người dùng tìm kiếm.
Ví dụ: Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu tham gia 1 khóa đào tạo seo website tại HCM? Khi đó bạn sẽ vào Google và tìm kiếm “khóa học seo tại HCM” – đây chính là từ khóa.
Vai trò của từ khóa trong chiến dịch Seo
Như các bạn đã biết, công việc chọn từ khóa là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình Seo website. Nó phải là từ khóa mang lại khách hàng tiềm năng cho bạn chứ không phải là những từ khóa mà không có ai sử dụng để tìm kiếm. Sẽ có những công cụ giúp bạn chuẩn đoán danh sách những từ khóa đúng mà người dùng internet tìm kiếm trên công Google sẽ thấy website của bạn.
Những từ khóa đúng là như thế nào?
Chắc chắn không phải là các từ khóa chung chung có lượng tìm kiếm đến hàng triệu. Hãy lựa chọn từ phổ thông, không đc quá chung chung phải thích hợp với website của bạn và những người dùng mạng cần phải đang tìm kiếm từ khóa của bạn.
Làm thế nào để lựa chọn được bộ từ khóa hợp lý?
Việc phân tích và lựa chọn bộ từ khóa 1 cách chính xác ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của 1 chiến dịch SEO. Sau đây là 6 bước trong quy trình phân tích và lựa chọn từ khóa (phân tích theo yêu cầu của khách hàng).
- Bước 1: Tìm hiểu về yêu cầu của khách hàng + nắm rõ thông tin của sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đang cung cấp. Có 1 thực tế là mình không bao giờ bắt tay vào phân tích mà không hiểu được sản phẩm mà khách hàng đang cung cấp là gì? Vì không hiểu được sản phẩm thì làm sao mà phân tích được từ khóa.
- Bước 2: Liệt kê tất cả các từ khóa mà bạn cho rằng người dùng sẽ sử dụng để tìm kiếm về sản phẩm dịch vụ đó. Nếu như bạn bị bí ý tưởng trong cách lựa chọn từ khóa hãy đến với bước tiếp theo.
- Bước 3: Sử dụng công cụ Google keywords Planner + Google Trends giúp gợi ý các ý tưởng về từ khóa đồng thời biết được lưu lượng tìm kiếm + xu hướng tìm kiếm của từ khóa trong các tháng tiếp theo.
- Bước 4: Lựa chọn các từ khóa mà bạn cho rằng thích hợp và sát nghĩa nhất với sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh.
- Bước 5: Đánh giá độ khó của từ khóa.
- Bước 6. Chọn bộ từ khóa phù hợp.
Cách sử dụng công cụ chuẩn đoán từ khóa
Hiện nay có rất nhiều công cụ tuyệt vời hỗ trợ phân tích bộ từ khóa: Google keywors planner, Google insights search.... trong đó công cụ mới nhất của Google là Keyword Planner được đánh giá là hiệu quả nhất. Trước khi công cụ mới này được đưa vào thì các bạn đã khá quen thuộc với công cụ Google Keyword Tool từ giao diện đến cách sử dụng. Tuy nhiên, cho đến khi Keyword Planner đã hoàn toàn thay thế nó, nhiều bạn thấy bỡ ngỡ trong quá trình phân tích từ khóa bằng công cụ này. Vì thế, bài hướng dẫn sử dụng công cụ keyword planner sẽ giúp các bạn thấy được những thay đổi tuyệt vời trong cách thức lựa chọn từ khóa.
Bước 1: Để bắt đầu sử dụng Keyword Planner bạn cần chuẩn bị một tài khoản Gmail và đăng nhập theo đường link sau:
https://adwords.google.com/ko/KeywordPlanner
Sau đó các bạn cần tạo một tài khoản Google Adwords:
Bước 2: Chuyển đổi ngôn ngữ sang tiếng Việt. Bằng cách vào My account > Preferences > Chọn Edit bên cạnh mục Language and number preferences > Chọn Vietnamese > Save changes.
Bước 3: Lựa chọn công cụ lập kế hoạch từ khóa (Google Keyword Planner)
Trong giao diện sẽ xuất hiện tới 4 sự lựa chọn, các bạn chọn “Nhận lượng tìm kiếm cho danh sách từ khóa hoặc nhóm chúng thành nhóm quảng cáo”.
Bước 4: Nhập các từ khóa cần kiểm tra vào ô tìm kiếm hoặc có thể tải tệp chứa toàn bộ từ khóa của bạn lên. Khi này, bãn hãy đứng vào vai trò là khách hàng và liệt kê tất cả những từ khóa mà bạn nghĩ là khách hàng sẽ vào website nếu nằm trên trang 1.
Để hỗ trợ có thêm nhiều ý tưởng từ khóa hơn nữa, bạn hãy dùng công cụ Google Trends để biết được xu hướng tìm kiếm của người dùng internet hiện nay. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm công cụ Google search để có được những gợi ý về từ khóa tốt nhất cho chiến dịch Seo của bạn.
Cuối cùng bạn phải để ý đến ô “Nhắm mục tiêu”. Tại đây bạn có thể lựa chọn quốc gia, khu vực hay thành phố mà bạn muốn kết quả hiển thị. Sau khi cài đặt xong.
Bước 5: Chọn “Lấy lượng tìm kiếm” sẽ hiển thị ra thanh tab cho bạn lựa chọn, đó là “Ý tưởng nhóm quảng cáo” và “Ý tưởng từ khóa”
Phải nói là rất nhiều bạn đã bỏ qua tab “Ý tưởng nhóm quảng cáo”, vì cái suy nghĩ là nó không đưa ra nhiều ý tưởng liên quan tới từ khóa mình đang tìm kiếm. Đó là một suy nghĩ sai lầm khi đây chính là nơi hội tụ vô số nhóm ý tưởng từ khóa của mình.
Sang tab “ý tưởng từ khóa” sẽ thấy chi tiết các chỉ số của từng từ khóa mà bạn muốn kiểm tra, kém theo đó là một danh sách các keyword liên quan khác.
Chú ý: Có một sự cải tiến rất lớn trong Keyword Planner đó là bổ sung thêm tiện ích biểu đồ “Số lượng tìm kiếm trong 12 tháng”. Chính là biểu tượng biểu đồ nhỏ nhỏ nằm trước lượng tìm kiếm trung bình, bạn chỉ cần rê chuột vào sẽ hiện ra.
Như vậy các bạn đã có thể dựa vào các chỉ số mà công cụ Keyword Planner đưa ra để lựa chọn cho mình bộ từ khóa phù hợp. Bây giờ làm thế nào để biết được từ khóa bạn chọn là khó hay dễ?
Cách đánh giá độ khó của từ khóa Seo
Sau khi chọn được bộ từ khóa thì công việc tiếp theo là đánh giá độ khó của một từ khóa trong Seo. Để đánh giá được độ khó của từ khóa bạn có thể dựa vào 1 số tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Số lượng tìm kiếm từ khóa hàng tháng:
Công cụ Keyword Planner giúp chúng ta biết được số lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng của từ khóa là bao nhiêu. Nếu từ khóa của các bạn có lượng tìm kiếm càng cao thì thông thường độ khó của từ khóa cũng tăng dần lên. Bạn có thể căn cứ vào các con số kinh nghiệm như sau:
- Số lượng tìm kiếm: 100-> 1000: Độ khó bình thường.
- Số lượng tìm kiếm 1000-> 10000: Độ khó tương đối.
- Số lượng tìm kiếm: 10000 -> 100000: Độ khó khá cao.
(*) Lưu ý: Yếu tố này không hoàn toàn đúng trong tất cả các trường hợp. Mình có thể ví dụ về 2 từ khóa đào tạo seo website - 5,400 tìm kiếm/tháng và dien thoai sky - 110.000 tìm kiếm/tháng. Rõ ràng nếu chúng ta căn cứ vào số lượng tìm kiếm mà đánh giá từ khóa dien thoai sky khó hơn từ khóa đào tạo seo là hoàn toàn không đúng. Vì sao ư, đơn giản là từ khóa đào tạo SEO được các cao thủ tại các trung tâm chuyên đào tạo SEO đẩy top nên độ cạnh tranh của từ khóa này cao hơn so với từ khóa dien thoai sky là điều hiển nhiên.
Tiêu chí 2. Dựa vào kinh nghiệm, phân tích website của đối thủ cạnh tranh.
Các yếu tố cần phân tích bao gồm:
- Chỉ số về PR, DA, PA của trang web.
- Mức độ tối ưu onpage cho trang web.
- Tuổi đời của tên miền website.
- Số lượng backlink trỏ về website.
- Đối thủ của bạn là ai? (Gặp toàn các công ty có tiềm lực tài chính lớn thì coi như xong).
Nếu như các yếu tố trên cao thì chứng tỏ từ khóa mà bạn đang seo có độ cạnh tranh cao. Và như vậy bạn cần phải đưa ra 1 chiến lược với lộ trình thực hiện chi tiết mới có thể đánh bại được đối thủ của mình.
Lời Kết:
Lựa chọn bộ từ khóa là công việc đầu tiên cần phải thực hiện trong 1 dự án Seo giúp quyết định rất lớn đến hiệu quả của dự án. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được bản chất và biết cách phân tích và lựa chọn cho mình bộ từ khóa hợp lý nhất.
Categories: phân tích từ khóa